Triết lý đua xe của Yamaha: Sức mạnh không phải là tất cả
Chính triết lý độc đáo này đã làm nên sự thành công trong hành trình hơn 60 năm chinh phục các giải đấu của Yamaha.
Thời kỳ bùng nổ của hộp số và vòng tua
Trong những năm 1960, khi các nhà sản xuất Nhật Bản lần lượt tham dự vào giải đua World Grand Prix (tiền thân của MotoGP ngày nay) thì sức mạnh của các mẫu xe đua cũng ngày càng gia tăng đáng kể. Các nhà sản xuất không ngừng chạy đua để phát triển các loại động cơ mạnh hơn, công suất lớn hơn.
Khi Yamaha lần đầu tiên tranh tài tại World Grand Prix vào năm 1961, chiếc xe RD48 250cc của Yamaha sử dụng động cơ 2 xi-lanh thẳng hàng, 2 kỳ làm mát bằng không khí, với công suất tối đa chỉ 35 mã lực. Điều đó không đủ sức mạnh để cạnh tranh với các nhà sản xuất đối thủ. Vì vậy, Yamaha đã quay trở lại Nhật Bản và quay trở lại hai năm sau đó với RD56 có công suất cực đại 45 mã lực, và Yamaha tiếp tục nâng cấp để mẫu động cơ này lần lượt tạo ra từ 48, 55 và lên đến 70 mã lực, giúp Yamaha thống trị giải đua này hai năm liên tiếp.
Bill Ivy – Một trong những tay đua huyền thoại của Yamaha vào thập niên 1960
Thời đó World Grand Prix chỉ giới hạn mỗi dung tích động cơ, tức các nhà sản xuất có thể thoải mái tăng số vòng tua máy tối đa và tạo ra nhiều xy lanh hơn cho cùng một dung tích động cơ. Thực tế đơn giản này đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng về số lượng xi-lanh, đến mức một số nhà sản xuất đã chế tạo động cơ 50cc với ba xi-lanh, 125cc có năm xi-lanh hay 250cc có tới tám xi-lanh.
Vấn đề là những động cơ kể trên sẽ có dải công suất ngày càng hẹp, buộc các nhà sản xuất phải tăng số lượng bánh răng trong hộp số, đến mức động cơ 50cc có tới 14 số hay 125cc có 12 số không phải là chuyện hiếm. Yamaha cũng không phải ngoại lệ. Động cơ RA31 125cc của Yamaha sản xuất năm 1966 dự tính sẽ có hộp số 11 cấp với công suất cực đại 39 mã lực tại 16.000 vòng/phút.
Tại Yamaha, sức mạnh không phải là yếu tố quyết định
Tuy nhiên, những kỹ sư của Yamaha đã bắt đầu có sự nghi ngờ về xu hướng này. Nhờ phản hồi từ thay đua Akiyasu Motohashi, Yamaha nhận ra rằng mỗi lần chuyển số thì bánh sau sẽ mất lực truyền động trong khoảng 0.2 giây. Nếu xét đến thực tế tại World Grand Prix nơi thắng thua chỉ cách nhau tích tắc, và phải chuyến số liên tục hơn 20 lần mỗi vòng đua thì đây là một phát hiện vô cùng quan trọng. Ngoài ra, các tay đua gặp không ít khó khăn khi hộp số của họ có tới hơn 10 cấp để theo dõi khi thi đấu.
Bill Ivy và đội ngũ kỹ sư Yamaha
Đối với với Yamaha, cho dù hiệu suất của cỗ máy có tuyệt vời đến đâu, thì người lái phải thuần thục được chiếc xe thì mới có thể biến sức mạnh này thành chiến thắng trong cuộc đua. Động cơ mạnh mẽ mà người lái không thể tận dụng được cũng là vô nghĩa. Sự hài hòa giữa người lái và chiếc xe chính là bản chất trong kỹ thuật sản xuất của Yamaha. Nghiên cứu sâu sắc thông qua trải nghiệm này đã giúp Yamaha chế tạo RA31 với hộp số 9 cấp với công suất cực đại 44 mã lực tại 16.800 vòng/phút. Động cơ này đã xuất sắc mang về chức vô định World Grand Prix năm 1967 cho Yamaha.
Trải qua hơn 60 năm, Yamaha vẫn luôn không ngừng chiên cứu và tìm tòi phát triển để chế tạo những cỗ máy thân thiện với người lái nhất có thể. Đây chính là triết lý độc đáo của Yamaha, không chỉ trong những cuộc đua nóng bỏng mà còn ở chính những sản phẩm thương mại ngày nay.
Đăng ký lái thử
Đừng bỏ lỡ
-
Cận cảnh Yamaha TMAX 560 - Nâng tầm trải nghiệm đường xa
-
Đánh giá XMAX 300: Dáng ngồi công thái học, giá thì sao?
-
Các mẫu xe moto cho nữ của Yamaha cá tính được yêu thích nhất
-
Naked Bike là gì? Top 5 xe Yamaha Naked Bike hot nhất hiện nay
-
Piston là gì? Cấu tạo và ứng dụng của pít tông
-
Tỉ số nén là gì? Tầm quan trọng của tỉ số nén đối với động cơ xe