THÔNG TIN TÀI KHOẢN


Kỹ thuật đánh lái ngược là gì và nên áp dụng khi nào?

Đánh lái ngược (counter steering) là một trong những kỹ năng lái xe mà người điều khiển xe mô tô nên biết, và thường được áp dụng khi vào cua.

Kỹ thuật đánh lái ngược là gì và nên áp dụng khi nào?

Về cơ bản, đánh lái ngược có nghĩa là khi vào cua, người lái xe đổ người kéo xe nghiêng vào trong cua, nhưng đẩy tay lái hay ghi đông theo hướng ngược lại ra khỏi cua theo một góc hợp lý. Ví dụ khi vào cua bên phải, người và xe nghiêng về bên phải nhưng tay lái đẩy tay lái về bên trái.

Theo bản năng, nhiều người chạy xe máy thường có phản ứng ngược lại với kỹ thuật trên, đó là đánh lái vào trong cua, xe đổ vào trong nhưng người đổ ra ngoài. Ở tốc độ thấp, hành động này chưa gây nguy hiểm vì xe chưa mất trọng tâm, nhưng ở tốc độ cao lại là thảm họa. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều tay lái “ngã ngựa” khi vào cua, đặc biệt lúc điều khiển các dòng xe có góc lái hẹp như sportbike.

Vì sao đánh lái ngược lại có tác dụng?

Khi đổ cua sang phải, tay lái được đẩy một chút sang trái

Tại những trường học dạy lái xe tiên tiến ở Mỹ hay ở các nước châu Âu, các học viên được hướng dẫn khi nào sẽ bắt đầu kéo người  và tay lái vào trong cua (pull) và khi nào đẩy tay lái ngược (push), pull-push được thực hiện chính xác, đều đặn nhưng không phải học viên nào cũng biết về lý thuyết cơ bản bên trong kỹ thuật này.

Thực chất, kỹ thuật đánh lái nghịch ra đời dựa trên việc áp dụng các nguyên tắc vật lý trong việc cân bằng giữa lực ly tâm, gia tốc và trọng lực để giúp chiếc xe đạt được sự ổn định khi duy trì vận tốc trong góc cua.

Đầu tiên, hãy tưởng tượng góc cua là một hình tròn. Khi chiếc xe tiến vào góc cua, gia tốc của xe đang tạo ra một lực quán tính về phía trước, hay là tạo đà cho xe. Nếu gia tốc này đủ lớn thì chiếc xe vẫn sẽ tiến thẳng về phía trước, tức lực ly tâm do vận tốc của xe đã kéo chiếc xe ra khỏi quỹ đạo di chuyển của góc cua, gây ra hiện tượng hố cua hay còn thậm chí có thể gây lật xe.

 

Chính vì điều nay nên tất cả xe máy hoặc xe mô tô nếu muốn duy trì vận tốc trong cua thì bắt buộc phải tìm cân bằng được lượng lực ly tâm rất lớn này, và cách hiệu quả nhất chính là nghiêng xe.

Xét về cấu tạo, xe máy hay xe mô tô là những xe single-track, hay được hiểu là loại phương tiện có hướng chuyển động thay đổi ở cổ tay lái. Đây là điểm chia tách xe thành hai phần chuyển động khác nhau. Giả sử khi người lái xe muốn di chuyển sang phải ở trong cua và áp dụng kỹ thuật đánh lái nghịch sang bên trái. Lúc này, bánh xe sẽ quay chếch sang trái và điều hướng lực quán tính về phía bên trái, qua đó cân bằng với lực ly tâm đang đẩy xe đi thẳng trong cua. Và khi khi xe đã nghiêng về bên phải thì trọng lực sẽ càng có tác dụng, giúp người lái dễ dàng nghiêng chiếc xe của mình và ép hướng di chuyển về phía bên phải.

Những lưu ý khi áp dụng kỹ thuật đánh lái nghịch

Kỹ thuật này còn đặc biệt quan trọng khi vào cua ở tốc độ cao, những nơi có góc cua bo liên tục. Mỗi chiếc xe máy đều có một góc nghiêng tối ưu cho các góc cua với tốc độ nhất định nhằm cân bằng lại với lực ly tâm tác động lên xe và giúp xe tiếp tục đi đúng hướng.

Chuyển động thân người sẽ ảnh hưởng đến trọng lực và là một phần không thể thiếu trong kỹ năng đánh lái nghịch nhưng những người mới làm quen với xe phân khối lớn thường bỏ qua. Thực tế, khi đánh lái ngược, đa phần cơ thể và phần thân xe sẽ tự động tạo ra góc nghiêng hợp lý nhưng nếu có thêm tư thế chuyển trọng tâm chính xác thì chiếc xe sẽ chuyển động càng mượt mà.

Thường các xe sẽ phản ứng tốt với kiểu đánh lái ngược ở tốc độ trên 25 km/h. Tuy nhiên, có những áp lực chống lại việc đánh lái ngược. Trọng lượng, chiều dài cơ sở của xe, loại vành, lốp đều ảnh hưởng đến áp lực mà người lái cần sử dụng để chiến thắng lực ly tâm khi vào cua.

PL

Đăng ký lái thử
Kết nối với chúng tôi