THÔNG TIN TÀI KHOẢN


Kỹ nghệ đánh bóng vân xước chỉ ba người làm được tại Yamaha

Nỗ lực không ngừng trong mọi công việc để vượt qua cả sự mong đợi giá trị độc đáo tại Yamaha, ngay từ những công đoạn nhỏ trong hoạt động chế tạo như đánh bóng bình xăng. 

Kỹ nghệ đánh bóng vân xước chỉ ba người làm được tại Yamaha

Trong lĩnh vực sản xuất xe máy, nhôm được sử dụng để tạo rất nhiều bộ phận vì trọng lượng nhẹ, chỉ bằng một phần ba thép, và xe càng nhẹ thì càng có hiệu suất vận hành cao. Tuy nhiên, việc sử dụng nhôm để chế tạo bình xăng lại là một câu chuyện khác. Vì nhôm rất khó uốn và ép khuôn nên việc sản xuất bình xăng bằng nhôm hàng loạt từ lâu đã là một thách thức, ngay cả đối với một công ty với những bước tiến vượt bậc trong việc sản xuất bình xăng bằng nhôm tuyệt đẹp cho mẫu YZF-R1 như Yamaha. 

Tuy nhiên, những kỹ sư Yamaha rất thích thú với thử thách này. “Sau khi chế tạo các bình xăng bằng nhôm, chúng ta hãy đánh bóng chúng đến mức soi gương được luôn để cho thế giới biết”. Với quyết tâm này, đội ngũ nhà máy đã tiến hành không chỉ sản xuất hàng loạt, mà còn trình diễn khả năng làm chế tạo của mình. 

Một tác phẩm nghệ thuật thủ công trong nhà máy sản xuất công nghiệp 

Một trong những cách tốt nhất để làm nổi bật vẻ đẹp của nhôm là đánh vân xước (hairline polish), một kỹ thuật tạo ra các vân song song và kéo dài đồng đều trên bề mặt được đánh bóng. Đây là kỹ thuật đã tạo ra những bình xăng tuyệt đẹp trên mẫu YZF-R1M và chỉ có ba kỹ sư tại nhà máy Yamaha thành thục kỹ năng này. 

Những kỹ sư này sẽ nâng bình xăng đến gần ngực bằng cả hai tay, sau đó dành khoảng 20 phút để đánh bóng mỗi bên của bình xăng. Công đoạn làm cánh tay và lưng của họ của mõi rã rời sau khi hoàn thiện, nhưng phần đòi hỏi khắt khe nhất nằm ở sự tập trung tuyệt đối khi thao tác.  

Lúc mới bắt đầu, các kỹ sư này đã có từng học hỏi với những bậc thầy trong ngành gia công kim loại. “Sản phẩm sẽ không hoàn hảo nếu các anh không quyết tâm tạo ra một sản phẩm nghệ thuật công nghiệp. Đây sẽ là thao tác tốn rất nhiều thời gian và công sức”. Đội ngũ kỹ sư Yamaha quyết đi ngược lại với những nhận xét trên với tuyên bố: “Vậy thì, hãy nâng tầm văn hóa sản xuất Monozukuri của chúng ta lên tầm nghệ thuật!” Lý giải cho quyết tâm này, họ chia sẻ: “Đây là văn hóa và tinh thần tại nhà máy của Yamaha, một truyền thống đã hình thành qua nhiều thế hệ. Nếu gặp phải một thử thách nào quá khó, chúng tôi sẽ dành thời gian đào tạo những người có thể vượt qua thử thách đó và rồi biến thử thách đó thành chuyên môn của mình.”Thử thách chế tạo một “sản phẩm nghệ thuật được sản xuất công nghiệp” đã khơi dậy đam mê trong họ. 

Tính toán chi ly cho mỗi hành động 

Trên bình xăng, sẽ có vô số lỗ khí nhỏ li ti trên bề mặt, tùy theo hướng mà nhôm được kéo dãn để đúc tạo hình. Một bánh xe gắn vải thô hoặc giấy nhám sẽ được sử dụng để loại bỏ những khuyết điểm này. Quá trình này được tiến hành tỉ mỉ, và sau khoảng 10 phút, bình xăng đã biến thành bức họa cho người kỹ sư, sẵn sàng cho công đoạn đánh bóng.  

“Bước đánh bóng giống như đánh cờ shogi (cờ vua kiểu Nhật). Bạn thực hiện một động tác nhưng luôn phải hình dung ra hành động tiếp theo để thực hiện”, người kỹ sư chia sẻ. Nếu thực hiện đúng, kỹ thuật đánh xước sẽ giúp bình xăng trông rất đẹp khi nhìn từ phía người lái. Đánh bóng các bộ phận khác đơn giản hơn nhiều do thường chỉ có một hướng đánh duy nhất, nhưng vì bình xăng có nhiều đường cong và bề mặt phức tạp hơn, nên vẻ đẹp tùy theo mỗi góc rất quan trọng. Ví dụ, đánh bóng chỗ các đường cong hội tụ trên bình xăng rất phức tạp. Máy đánh bóng xước chỉ thể thao tác một hướng nhưng hướng đánh bóng tại đây thay đổi đột ngột. Nhiều kỹ thuật đánh bóng và tiêu chuẩn thẩm mỹ đã được nghiên cứu và thử nghiệm để giải quyết vấn đề này. Từng bước một, người thợ đánh bóng khơi dậy lên vẻ đẹp vốn có của nhôm. Đôi mắt của anh trở nên chăm chú và ngày càng sắc nét, không khoan nhượng trong những lần kiểm tra cho đến khi hoàn thành công việc. 

Trau dồi – Thành thục – Truyền đạt cho các thế hệ sau 

“Chỉ có duy nhất một cách để nâng cao tay nghề là không ngừng luyện tập”. Kỹ năng đầu tiên một người thợ phải thành thạo là đánh các đường thẳng như thước kẻ, vốn yêu cầu một đôi tay vững chãi để các đường máy luôn song song và chính xác, ngay cả khi thao tác liên tục trên cùng một bề mặt. Kỹ năng này cần rất nhiều thời gian để đạt được. 

“Không chỉ dùng mỗi tay. Công việc này đòi hỏi bạn phải nhìn thấy được ngay cả những khuyết điểm nhỏ nhất. Bạn cần một ‘đôi mắt Yamaha’ để đảm bảo chất lượng tuyệt đối”. Niềm kiêu hãnh của người kỹ sư không cho phép bất kỳ một chiếc bình xăng nào rời xưởng mà chưa đạt yêu cầu. 

Sau những chiếc bình xăng trên xe YZF-R1M, tin tức về các kỹ sư đánh bóng đã lan truyền khắp công ty. Đối với các đồng nghiệp tại ngôi nhà Monozukuri, mọi người một lần nữa cảm nhận được rằng Yamaha vừa phát triển thêm một chuyên môn mới, và không lâu sau, các nhà sản xuất và thiết kế bắt đầu đặt hàng nhiều bộ phận đánh bóng hơn cho các mẫu xe. 

Yamaha luôn mài dũa và thành thục các kỹ nghệ của mình với tâm thế truyền thừa cho các thế hệ tương lai. Ba kỹ sư đánh bóng trên hiện tại vẫn vừa đảm nhận công việc, vừa hướng dẫn các kỹ sư trẻ để tiếp tục phát huy truyền thống và những kỹ nghệ của Yamaha. 

Đăng ký lái thử
Kết nối với chúng tôi