THÔNG TIN TÀI KHOẢN


Tổng hợp các xu hướng thiết kế chủ đạo của Yamaha (P1)

Trong hơn 60 năm, Yamaha đã không ngừng trau dồi sự tinh tế và gu thẩm mỹ độc đáo của mình trong lĩnh vực thiết kế. Hành trình kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trong các thiết kế của Yamaha đi qua những giai đoạn chủ yếu như sau.

thích
204 lượt xem

1955-1964: Kỷ nguyên thử nghiệm để tạo ra cá tính riêng cho Yamaha

Yamaha Motor ra đời năm 1955 trong một thời kỳ lịch sử mới tại Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản giai đoạn này đã ban hành sách trắng về kinh tế, với nội dung nhấn mạnh “Nhật Bản đã không còn ở thời hậu chiến”. Tháp Tokyo được khai trương, tàu siêu tốc Shinkansen được khánh thành, thế vận hội Olympics lần đầu tiên được tổ chức tại Nhật Bản và còn nhiều yếu tố khác, báo hiệu một thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của đất nước.

Tại Mỹ, những chiếc xe mới được sản xuất theo phương hướng tương lai, Tại Đức, các kỹ sư tập trung vào kỹ thuật và cho ra đời nhiều mẫu xe thể thao hơn. Tại Nhật Bản, xu hướng chủ đạo trong thiết kế được đúc kết thành các nguyên tắc “nhỏ gọn”, “đơn giản” và “hiện đại”. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các xu hướng trong và ngoài nước, các kỹ sư Yamaha quyết tâm tạo ra một xu hướng thiết kế tổng hòa giữa vận hành và thẩm mỹ.

YA-1 (1955): chiếc xe mang hai màu đỏ trắng độc đáo của Yamaha

1965 – 1974: Kỷ nguyên của sự nhiệt huyết và phá cách

Sự bùng nổ kinh tế giai đoạn này đã thúc đẩy hoạt động sản xuất mạnh mẽ ở Nhật Bản. Trước đây, TV, máy giặt và tủ lạnh được coi là “ba báu vật thiêng liêng” nhất định phải có cho một ngôi nhà, giờ có thêm ô tô trong danh sách và người tiêu dùng bắt đầu chọn thiết kế như một tiêu chí khi mua hàng. Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh tăng trưởng vào đầu năm 1970, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu đối mặt với thời gian tăng trưởng chậm lại, các nhà thiết kế công nghiệp buộc phải cải tiến và sáng tạo để giữ sản phẩm vừa có độ tin cậy, vừa nhỏ gọn, và có thiết kế thật hấp dẫn.

DT-01 (1968): chiếc xe đa địa hình đầu tiên của thế giới vô cùng nhỏ gọn và bền bỉ

1975-1984: Kỷ nguyên toàn cầu hóa

Máy tính bắt đầu phát triển, và nền công nghiệp sản xuất của Nhật Bản (monozukuri) bắt đầu được biết đến và xuất nhiều hơn qua các phương tiện truyền thông quốc tế. Tại Nhật Bản, sự bùng nổ của các thể loại siêu xe đã gây nhiều chú ý cho các nhà thiết kế xe hơi quốc tế. Hãng xe Carrozzeria của Ý, cũng như nhiều hãng xe nổi tiếng khác, được mời hợp tác để thiết kế các sản phẩm tại Nhật Bản. Nhờ đó, xu hướng thiết kế tại Nhật Bản đã được tiếp cận đa dạng các nền văn hóa trên khắp thế giới và cho ra đời nhiều sản phẩm tiên phong trong nhiều lĩnh vực.

 Ténéré XT600 (1983): chiếc xe chinh phục địa hình liên lục địa huyền thoại

Kết nối với chúng tôi